Từ đất hiếm đến con chip Việt Nam

Từ 22 triệu tấn đất hiếm đến con chip kích cỡ bằng namonet là quá trình rất dài. Vậy Việt Nam đang ở đoạn nào trong tiến trình này?

Từ 22 triệu tấn đất hiếm đến con chip kích cỡ bằng namonet là quá trình rất dài. Vậy Việt Nam đang ở đoạn nào trong tiến trình này?

Đề xuất hướng phát triển cho ngành công nghiệp đất hiếm tại Việt NamBộ trưởng Nguyễn Chí Dũng chỉ ra 4 điểm để phát triển ngành công nghiệp đất hiếm
Từ đất hiếm đến con chip Việt Nam | Quốc tế
Đất hiếm Việt Nam chủ yếu phân bố ở vùng Tây Bắc

“Cơn sốt” đất hiếm toàn cầu nóng bỏng lên từng ngày khi các siêu cường coi đây là loại khoáng sản có ý nghĩa quyết định đến tương lai kinh tế toàn cầu. Ai làm chủ chuỗi cung ứng này sẽ nắm giữ lợi thế tuyệt đối trong kỷ nguyên mới.

Kinh tế số và hơn thế nữa bắt buộc phải sử dụng chất bán dẫn với quy mô rộng lớn, phổ biến để sản xuất chip nhớ - thiết bị có thể thay thế bộ não con người xử lý tất cả tác vụ trong mọi lĩnh vực.

Ví dụ, sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong sản xuất thực chất là sự kết hợp của dữ liệu và chip, được lập trình sẵn. Cao hơn nữa là tiến trình “ảo hóa thế giới thật” hay còn gọi là Internet vạn vật (IoT) đòi hỏi cần số lượng lớn chip siêu tinh vi - có thể thể thực hiện mọi nhiệm vụ với hiệu suất cao.

Một ví dụ phổ biến là tính ứng dụng và sức mạnh của điện thoại thông minh chủ yếu nhờ con chip. Chip quan trọng đến mức nếu bỏ nó ra khỏi chiếc điện thoại Iphone thì lập tức trở về với công nghệ cách đây 50 năm trước.

Đất hiếm là tài nguyên duy nhất có thể tạo ra chất bán dẫn, sản xuất chip. Theo ước tính, Việt Nam sở hữu trữ lượng tiềm năng 20 triệu tấn, trị giá hiện khoảng 3.000 tỷ USD và chắc chắn sẽ tăng lên rất nhanh do giá đất hiếm tăng phi mã.

Giả dụ, nếu khai thác trong 50 năm, mỗi năm mang về cho nền kinh tế thêm 60 tỷ USD. Dĩ nhiên, đây không chỉ là chiến lược duy nhất mà Việt Nam hướng tới.

Ngoài đất hiếm, ngành bán dẫn của Việt Nam hiện nay chưa phát triển mạnh mẽ. Đây là thực tế Việt Nam đã có kinh nghiệm với than đá, dầu mỏ và nhiều loại khoáng sản quý trong quá khứ - chúng ta chủ yếu xuất khẩu thô. Đúc rút bài học này, Nhà nước đã rất nghiêm túc kiểm soát đất hiếm.

Rất nhiều doanh nghiệp hàng đầu quan tâm đến tiềm năng ngành bán dẫn Việt Nam. Trong cơ cấu quan hệ ngoại giao hiện nay cũng khác trước, chúng ta có thêm nhiều đối tác, giàu chất xám, cơ chế hợp tác minh bạch hơn thông qua các hiệp định đầu tư, thương mại.

Từ đất hiếm đến con chip Việt Nam | Quốc tế
Từ đất hiếm đến chip là khoảng cách rất dài

Mặc dù không hề đơn giản, nhưng các chuyên gia trong và ngoài nước đều khuyến cáo, Việt Nam nên cố gắng làm chủ công nghệ chế biến đất hiếm. Ngoài đối tác mới từ Mỹ, Hàn Quốc, Australia, Trung Quốc... là những quốc gia giàu kinh nghiệm chế biến loại khoáng sản này nhờ bề dày lịch sử.

Ngoài vai trò tự nghiên cứu của các Viện, Trường đại học, chuyển giao công nghệ là phương án tiết kiệm chi phí và thời gian. Như bài học Trung Quốc cách đây 30 năm - họ tận dụng sự hấp dẫn của mình để buộc nhà đầu tư ngoài nước chấp nhận điều khoản chuyển giao công nghệ.

Khi làm chủ được nguồn nguyên liệu đất hiếm, nền kinh tế trong nước sẽ hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Chúng ta có thêm lợi thế so sánh để thu hút các doanh nghiệp công nghệ cao sản xuất các sản phẩm sử dụng nguyên liệu đất hiếm.

Mặt khác, trong bối cảnh địa chính trị hiện tại, việc khai thác và chế biến đất hiếm sẽ góp phần làm tăng tiếng nói, vị thế của Việt Nam trên các diễn đàn quốc tế.

Nguồn: Báo Công Thương