Bà Nguyễn Thị Tuyết Mai – Phó Tổng thư ký Hiệp hội dệt may Việt Nam (VITAS) cho rằng kỳ vọng gia tăng kim ngạch xuất khẩu ngành hàng dệt may Việt Nam cuối năm 2023 khả thi nhờ sự tăng trưởng với dòng khách hàng từ các khu vực Châu Âu, Đông Bắc Á và Nam Á tham gia vào thị trường Việt Nam được đưa ra tại hội thảo “Giải pháp tài chính cho doanh nghiệp xuấ khẩu” được tổ chức vào ngày 27/4.
Bà Mai nhận định rằng mục tiêu năm nay đạt được 45-46 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu dệt may, vượt hơn so với 44 tỷ USD năm 2022, nếu điều kiện thị trường cải thiện sẽ đạt được 47-48 tỷ USD. Tuy nhiên, do giá trị xuất khẩu các tháng đầu năm có mức giảm mạnh so với cùng kỳ, nên ngành dệt may Việt Nam cần nỗ lực rất lớn ở 2 quý cuối năm.
Theo đại diện VITAS, để đạt được kỳ vọng cao ở nửa cuối năm, dịch COVID-19 cần phải được kiểm soát tốt, đồng thời các doanh nghiệp trong ngành dệt may cần phải đẩy mạnh nhiều giải pháp như chuyển đổi số, sản xuất xanh để có thể đáp ứng yêu cầu tăng cao của đối tác và khách hàng. Ngoài ra, mở rộng và đa dạng thị trường cùng chủng loại sản phẩm cũng là phương pháp để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Chuyên gia cho rằng Việt Nam đang mất dần lợi thế về nhân công giá rẻ, nên các doanh nghiệp cần chú ý phát triển về đầu tư máy móc, công nghệ sản xuất hiện đại để gia tăng năng suất lao động, tiết kiệm nhân lực, đặc biệt đối với ngành dệt may rất cần thiết sự chuyển dịch.
Theo Tổng cục thông kê, trong quý 1 2023, xuất khẩu hàng dệt may và nguyên liệu của Việt Nam ước tính đạt 8,2 tỷ USD, giảm 24,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, sản phẩm dệt may xuất khẩu đạt 7,1 tỷ USD, giảm 17% so với cùng kỳ do ảnh hưởng của lạm phát toàn cầu.