Dệt may Việt Nam gặp khó do lệnh cấm của Hoa Kỳ

Ngành dệt may Việt Nam có thể gặp khó khăn do Hoa Kỳ đưa ra các quy định siết chặt liên quan đến lệnh cấm nhập khẩu với nguyên liệu cotton xuất phát từ Tân Cương (Trung Quốc).

 

          Đóng vai trò là một trong những nước xuất khẩu sản phẩm dệt may trên thế giới, Việt Nam chịu ảnh hưởng nặng nề từ Đạo luật ngăn chặn lao động cưỡng bức người Ngô Duy Nhĩ (UFLPA) của Hoa Kỳ, dựa trên số liệu của Hải Quan Mỹ. Đạo luật này yêu cầu các công ty có sản phẩm xuất khẩu sang Hoa Kỳ không sử dụng nguyên phụ liệu hoặc thành phần từ cưỡng bức lao động ở Tân Cương.

          Nhiều doanh nghiệp nhập khẩu của Hoa Kỳ giữ thái độ lạc quan nhưng chuỗi cung ứng sản phẩm vẫn có thể bị ảnh hưởng do các đơn vị sản xuất của Việt Nam nhập khẩu 50% nguyên phụ liệu từ Trung Quốc.  Trong đó, giá trị các lô hàng cho các sản phẩm dệt may và giày dép có nguồn gốc từ Việt Nam bị từ chối đạt 2 triệu USD, cao gấp 3 lần so với các sản phẩm có nguồn gốc từ Trung Quốc khi Hoa Kỳ thực hiện chặt chẽ đạo luật UFLPA.

          Ngoài ngành dệt may và da giày, ngành công nghiệp điện tử, đặc biệt các sản phẩm tấn pin mặt trời có nguồn gốc nguyên liệu polysillicon từ Tân Cương cũng chịu ảnh hưởng của đạo luật này. Tuy nhiên, cơ quan hải quan Hoa Kỳ chỉ từ chối thông quan 1% giá trị các lô hàng được kiểm tra, thấp hơn 43% so với các lô hàng may mặc và giày dép. Cơ quan Hải Quan Hoa Kỳ (CBP) đã kiểm tra gần 3,600 lô hàng với tổng giá trị đạt tới hơn 1 tỷ USD để đảm bảo tính tuân thủ với đạo luật UFLPA.

          Đạo luật UFLPA có thể gây ảnh hưởng tới chuỗi cung ứng các sản phẩm dệt may và da giày tại Việt Nam với sự phụ thuộc vào nguyên phụ liệu xuất xứ từ Trung Quốc và khó có thể giảm bớt sự phụ thuộc trong thời gian ngắn. Điều này cũng ảnh hưởng tới các doanh nghiệp nhập khẩu tại nước ngoài do chưa tìm được nhà cung cấp thay thế, gây nên nguy cơ gián đoạn chuỗi cung ứng.

          Tuy nhiên, đại diện các hiệp hội thương mại ngành may mặc và giày dép của Mỹ cho rằng đạo luật UFLPA không có tác động lớn đến ngành dệt may Việt Nam và sự cắt giảm trong lực lượng lao động gần đây do sự suy giảm nhu cầu tiêu thụ toàn cầu.