Hội thảo có sự tham gia đông đảo của doanh nghiệp Hàn Quốc và Việt Nam trong lĩnh vực công nghệ, thiết bị xe điện…
Phát biểu tại Hội thảo ông Lee Jun Ho- Giám đốc Trung tâm Tư vấn và Giải pháp Công nghệ Việt – Hàn (Trung tâm VITASK), cho hay: Bước vào năm 2023, hầu hết các ngành công nghiệp chính, bao gồm cả ngành công nghiệp vật liệu và phụ tùng, dự kiến sẽ bị thu hẹp do sự suy thoái của chuỗi giá trị toàn cầu, khả năng mở rộng kinh doanh kém do gánh nặng về chi phí nhân công và lãi suất, cũng như sự suy giảm của nhu cầu khiến lượng tồn kho gia tăng.
Ông Lee Jun Ho- Giám đốc Trung tâm Tư vấn và Giải pháp Công nghệ Việt – Hàn |
Dù vậy, các ngành công nghiệp thân thiện với môi trường nói chung, và việc sản xuất pin thứ cấp nói riêng dự kiến sẽ trở thành xu hướng. Theo đó, Trung tâm VITASK quyết định tổ chức buổi Hội thảo để doanh nghiệp hai nước có thể trực tiếp gặp mặt và trao đổi các thông tin cần thiết cho sự hợp tác hiệu quả sau khi cân nhắc xu hướng nguồn vốn và động thái ngành công nghiệp hai nước, với trọng tâm là thị trường tín chỉ Các-bon.
“Thông qua sự kiện này, Trung tâm VITASK hi vọng có thể kết nối doanh nghiệp hai nước để tạo ra các mô hình kinh doanh có lợi nhuận cao, đồng thời cung cấp những thông tin thiết thực và cơ hội tìm kiếm đối tác tiềm năng tới các nhà đầu tư quan tâm tới các cơ hội kinh doanh và đầu tư mới”, ông Lee Jun Ho nói.
Tại sự kiện, bà Trịnh Thị Ngọt- Tổng giám đốc Công ty TNHH Gia Lương giới thiệu về Dự án Sản xuất và Chế biến lúa gạo hữu cơ trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh có tổng vốn đầu tư khoảng 1.200 tỷ đồng.
Dự án giai đoạn 1: Phát triển vùng nguyên liệu lúa hữu cơ 6.500ha; khu thử nghiệm và sản xuất giống lúa; xây dựng nhà máy chế biến gạo công suất 200.000 tấn/năm; nhà máy chế biến dầu gạo công suất; nhà máy chế biến rượu gạo 100.000l /năm; nhà máy thức ăn chăn nuôi cho bò 160.000 tấn/năm; phòng thí nghiệm và bảo quản giống lúa…
Giai đoạn 2: Xây dựng nhà máy chế biến phụ, phế phẩm nông nghiệp quy mô 20,2ha, gồm: Nhà máy chế biến thực phẩm từ gạo; nhà máy chế biến rượu gạo; nhà máy chế biến giấy và bao bì giấy từ nguyên liệu rơm…
Hội thảo Giao lưu Doanh nghiệp Việt Nam-Hàn Quốc |
Giới thiệu về Dự án hợp tác Việt – Hàn DK Bike, bà Hoàng Minh Hạnh - đại diện Công ty DK Bike nhận định: Thị trường xe điện đang là xu thế và sẽ là xu hướng trong tương lai. Giai đoạn 2020-2030 là giai đoạn phát triển đỉnh của thị trường xe điện, pin và sản phẩm mang tính năng công nghệ sẽ là lựa chọn chủ đạo trong dải. Do vậy, đây là thời điểm vàng để DK Bike phát triển và khẳng định vị thế thương hiệu trong lĩnh vực xe điện.
DK Bike hướng tới mục tiêu đứng ở top 1 thương hiệu xe điện cho đối tượng học sinh; top 2 thương hiệu xe điện cho người Việt và top 3 thị phần xe điện Việt Nam. Với triết lý kinh doanh: Chất lượng- uy tín – chuyên nghiệp và đổi mới, năm 2023 DK Bike hướng tới mục tiêu đạt 60.000 xe với 274 điểm bán, năm 2024 đạt 80.000 xe với 350 điểm bán và năm 2025 đạt 100.000 xe với 415 điểm bán.
“Năm 2023, DK Bike cũng phấn đấu doanh số tăng 45% so với năm 2022; chiếm 10% thị phần xe điện toàn quốc; tiếp tục là thương hiệu hàng đầu về công nghệ và mẫu ; là sản phẩm bán lẻ có biên lợi nhuận cao nhất ; thời gian bảo hành dài nhất, khẳng định chất lượng tốt và ổn định”, đại diện DK Bike thông tin.
Tại Hội thảo, các diễn giả Hàn Quốc cũng đã giới thiệu Dự án Giảm phát thải khí nhà kính sử dụng năng lượng mặt trời và hệ thống ESS; Dự án trạm sạc xe điện tự hành và Dự án nội địa hoá pin xe máy điện.