Thứ ba, 06/05/2025 | 21:52
Dây chuyền tự động hóa tại nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi của Công ty TNHH Japfa Comfeed Việt Nam.
Năm 2019, Công ty TNHH Nông Lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao Bình Xuyên đã phối hợp với Trung tâm Khảo kiểm nghiệm phân bón Quốc gia, Công ty TNHH AVALVE (Hàn Quốc) xây dựng mô hình trồng thử nghiệm cây Sâm Hàn Quốc, ứng dụng công nghệ Smartfarm - nông trại thông minh với quy mô 300m2.
Dựa trên số liệu phân tích của công nghệ Smartfarm về nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, dinh dưỡng đất giúp công ty đưa ra quy trình chăm sóc cây trồng hợp lý và kiểm soát toàn bộ yếu tố đầu vào. Các hệ thống tưới nhỏ giọt, tưới phun sương dựa trên cảm biến độ ẩm đất giúp giảm thiểu lượng nước tiêu thụ, tiết kiệm tốt đa chi phí, giảm tổn thất sau thu hoạch.
Cùng với đó, công ty còn phối hợp, liên kết với các đơn vị, đối tác trong và ngoài nước thử nghiệm các giống phân bón mới, các chế phẩm vi sinh trong chăn nuôi và trồng trọt; xây dựng mô hình nhà màng trồng một số giống nho mới và phòng thử nghiệm nuôi cấy ứng dụng công nghệ sinh học cho một số giống cây trồng có năng suất, chất lượng cao; sản xuất một số giống nấm của Hàn Quốc tốt cho sức khỏe người tiêu dùng.
Công ty TNHH Japfa Comfeed Việt Nam tham gia vào thị trường thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam từ năm 1996. Đến nay, công ty sở hữu 8 nhà máy với mạng lưới phân phối rộng khắp các tỉnh, thành phố; cung ứng gần 300 sản phẩm phù hợp với từng giai đoạn phát triển của vật nuôi.
Để cung cấp sản phẩm thức ăn chăn nuôi ra thị trường, công ty chú trọng nghiên cứu và ứng dụng công nghệ hiện đại với dây chuyền sản xuất tự động hóa - tối ưu hóa hiệu quả sử dụng, giảm thiểu chất thải và bảo vệ môi trường; nâng cao năng lực đội ngũ nhân viên thông qua các chương trình đào tạo, bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng làm việc.
Trong bối cảnh Việt Nam đang hướng tới nền kinh tế "xanh", công ty tập trung vào việc tích hợp công nghệ AI và áp dụng phương pháp tiếp cận dựa trên dữ liệu để đưa ra các chiến lược sản xuất hợp lý, giảm thiểu chi phí.
Đặc biệt, công ty đã đầu tư robot gắp cám từ băng chuyền lên pallet trước khi đưa ra khu vực kho chứa giúp nhà máy giảm nhân công bốc dỡ, rút ngắn thời gian làm việc. Năm 2022, công ty đầu tư dây chuyền tiên tiến và công nghệ hiện đại như hệ thống sấy tự động, máy ép đùn, máy ép viên, cánh tay robot; đồng thời ứng dụng thiết bị Expander nâng cao hiệu suất vận hành đến 20%. Năm 2024, công ty đạt sản lượng 1,5 triệu tấn thức ăn chăn nuôi.
Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang diễn ra mạnh mẽ và tạo ra những thay đổi trong đời sống xã hội, nhất là sự phát triển nhanh chóng của công nghệ số, trí tuệ nhân tạo, Internet vạn vật (IoT), dữ liệu lớn (Big Data) và nhiều công nghệ tiên tiến khác đang mở ra những cơ hội và thách thức mới cho các quốc gia và địa phương.
Thực hiện Nghị quyết số 57 của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 03 của Chính phủ về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Chương trình hành động thực hiện nghị quyết; UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình chuyển đổi số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, tập trung vào 3 trụ cột chính là chính quyền số, kinh tế số, xã hội số.
Theo đó, ưu tiên nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng công nghệ số; ban hành các cơ chế, chính sách, tạo môi trường đầu tư thuận lợi, thông thoáng, thu hút cho các dự án đầu tư lĩnh vực công nghiệp điện tử, bán dẫn, công nghiệp công nghệ cao.
Đặc biệt, tỉnh xác định công nghiệp bán dẫn là một trong những lĩnh vực trọng điểm. Mới đây, tỉnh đề xuất với Chính phủ tham gia vào đề án đào tạo 50 nghìn kỹ sư bán dẫn nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao cho ngành công nghiệp này; đồng thời khẳng định quyết tâm trở thành trung tâm công nghiệp điện tử, bán dẫn của Việt Nam.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp viễn thông trên địa bàn tỉnh đã tiên phong trong triển khai ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại, thúc đẩy chuyển đổi số, góp phần xây dựng chính quyền số, kinh tế số và xã hội số. Hết năm 2024, trên địa bàn tỉnh có hơn 200 doanh nghiệp lĩnh vực công nghệ thông tin, với tổng doanh thu đạt 8,4 tỷ USD.
Để Vĩnh Phúc phát triển trong kỷ nguyên số, tại diễn dàn “Xây dựng kinh tế số địa phương trên nền tảng chuỗi cung ứng công nghệ cao” do UBND tỉnh tổ chức mới đây, ông Vũ Quốc Huy, Giám đốc Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (Bộ Tài chính) cho rằng, tỉnh cần đầu tư nền tảng số điều hành hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, kết nối doanh nghiệp - chuyên gia - quỹ đầu tư - chính sách.
Liên kết với các trường đại học kỹ thuật tại Hà Nội mở lớp ngắn hạn về IoT, AI, quản trị sáng tạo cho cán bộ kỹ thuật địa phương; xây dựng trung tâm hạ tầng dùng chung cho doanh nghiệp tại các khu công nghiệp hoặc đô thị mới, tích hợp không gian làm việc, phòng LAB, trung tâm dữ liệu; có chính sách ưu đãi thuế, mặt bằng cho doanh nghiệp có hoạt động nghiên cứu; thúc đẩy phát triển chương trình đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp truyền thống, nâng cao năng lực cạnh tranh.
Nguồn: Báo Vĩnh Phúc
Chiều nay (6/5), Văn phòng Chính phủ tổ chức buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 4/2025. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn chủ trì.
06/05/2025