Cục Công nghiệp - Bộ Công Thương
IGIP IGIP

Thứ ba, 29/04/2025 | 16:43

Hỏi đáp

Vụ Thương mại Biên giới và Miền núi, Bộ Công Thương có ý kiến về câu hỏi của bạn đọc như sau:

Về nguyên tắc xuất, nhập qua cửa khẩu biên giới: Hoạt động xuất, nhập qua biên giới đối với người, phương tiện, hàng hóa, vật phẩm của Việt Nam và nước ngoài chỉ được thực hiện tại các cửa khẩu, lối mở biên giới theo quy định tại Điều 4 Nghị định số 112/2014/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ quy định về quản lý cửa khẩu biên giới đất liền.

Căn cứ quy định nói trên, nếu là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện nguyên tắc xuất, nhập qua cửa khẩu phụ, lối mở biên giới như sau:

1. Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thuộc trường hợp pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thanh viên có quy định: Được thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa qua các cửa khẩu phụ, lối mở biên giới theo qu

Theo Quyết định số 11039/QĐ-BCT ngày 03 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc công bố danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải kiểm tra chất lượng, quy chuẩn kỹ thuật, an toàn thực phẩm trước khi thông quan thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương thì sản phẩm “Thiết bị làm mát tủ điện” không thuộc danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải kiểm tra chất lượng, quy chuẩn kỹ thuật, an toàn thực phẩm trước khi thông quan. Đề nghị doanh nghiệp làm rõ việc yêu cầu kiểm tra nhà nước trước khi thông quan đối với sản phẩm “Thiết bị làm mát tủ điện” là theo các yêu cầu của cơ quan quản lý và theo văn bản quy phạm pháp luật nào.

Theo Thông tư liên tịch số 03/2006/TTLT-BTM-BGTVT-BTC-BCA ngày 31 tháng 3 năm 2006 của Liên Bộ Thương mại-Bộ Giao thông Vận tải-Bộ Tài chính-Bộ Công an về việc hướng dẫn nhập khẩu ô tô chở người dưới 16 chỗ ngồi đã qua sử dụng và Thông tư số 19/2009/TT-BCT ngày 07 tháng 7 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung Thông tư liên tịch số 03/2006/TTLT-BTM-BGTVT-BTC-BCA, quy định về cửa khẩu nhập khẩu chỉ áp dụng đối với ô tô dưới 16 chỗ ngồi đã qua sử dụng, không bao gồm ô tô tải.

Việc nhập khẩu ô tô tải đã qua sử dụng phải đáp ứng các quy định khác tại Thông tư số 04/2014/TT-BCT ngày 27/01/2014 của Bộ Công Thương quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 187/2013/NĐ-CP của Chính phủ.

- Doanh nghiệp gửi 01 bộ Hồ sơ công bố hợp quy đến Sở Công Thương thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư đối với Công ty.

- Doanh nghiệp cung cấp bản sao y bộ Hồ sơ công bố hợp quy đã gửi đến Sở Công Thương cho các chi nhánh, cửa hàng thuộc chuỗi hệ thống của Công ty trên toàn quốc để các chi nhánh, cửa hàng này xuất trình khi có yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi các chi nhánh, cửa hàng đặt trụ sở.

Quy chuẩn đã quy định tại mục 3.2.2. Theo đó, đối với tổ chức nước ngoài được đánh giá chỉ định theo quy định thì kết quả đánh giá được chấp nhận như đối với các tổ chức đánh giá sự phù hợp hoạt động tại Việt Nam. Doanh nghiệp có thể lựa chọn các tổ chức đánh giá sự phù hợp nước ngoài đã được Bộ Công Thương đánh giá, chỉ định để thực hiện việc đánh giá chất lượng.

Hoạt động chứng nhận và thử nghiệm của các tổ chức đánh giá sự phù hợp là hoạt động kinh doanh có điều kiện. Theo quy định của pháp luật về quản lý giá (Luật Giá số 11/2012/QH13 và các văn bản hướng dẫn có liên quan), dịch vụ đánh sự phù hợp không thuộc đối tượng các cơ quan quản lý nhà nước nói chung và Bộ Công Thương nói riêng phải quản lý về giá.

Do đó, Bộ Công Thương không có cơ sở pháp lý để can thiệp về mức phí dịch vụ cho các hoạt động này mà các doanh nghiệp hoạt động theo cơ chế thị trường, cạnh tranh. Bộ đã yêu cầu các tổ chức đánh giá sự phù hợp công khai, minh bạch chi phí đánh giá của mình để các doanh nghiệp lựa chọn tổ chức phù hợp với doanh nghiệp của mình. Bộ tiếp tục theo dõi mức phí dịch vụ của các tổ chức đã được chỉ định để nắm bắt và xử lý trong phạm vi quản lý của Bộ.

1. Về số lượng mẫu thử nghiệm:

1.1.Về mặt kỹ thuật:

- Các thuốc nhuộm có màu sắc khác nhau là do các phẩm màu azo khác nhau, nói một cách khác là do các amin thơm tạo ra các thuốc nhuộm là khác nhau (vì vậy đã quy định danh mục của 22 amin thơm);

- Các nguyên liệu khác nhau (vải, sợi) có khả năng hấp thụ màu khác nhau việc hấp thụ này phụ thuộc vào thành phần của nguyên liệu, kiểu dệt, do vậy khi nhuộm công thức nhuộm cũng khác nhau (tỷ lệ thuốc nhuộm, quy trìnhnhuộmkhác nhau);

- Thuốc nhuộm của các hãng hóa chất khác nhau có khả năng hấp phụ trên vật liệu khác nhau.

Để minh chứng điều này, xin lấy ví dụ: cùng là màu đen nhưng có sản phẩm không phôi màu ngay lần giặt đầu tiên,nhưng có những sản phẩm sau rất nhiều lần giặt vẫn phôi màu, thậm chí có sản phẩm còn thôi màu ngay trên da trong quá trình sử dụng.

1.2. Với các phân tích nêu trên cho thấy:

Kết quả thử nghiệm chỉ đúng đối với mẫu test (màu, loại c )

Theo quy định, sản phẩm trước khi đưa ra thị trường phải chứng nhận và dán nhãn hợp quy. Việc chứng nhận hợp quy cho sản phẩm cuối cùng (quần áo được sản xuất từ nguyên liệu là vải thành phẩm đã được chứng nhận hợp quy) phải dựa trên kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp (cơ sở may mặc) từ các nguyên liệu đó và quy trình công nghệ sản xuất tạo ra sản phẩm cuối cùng.

Trường hợp 1. Quy trình công nghệ sản xuất tạo ra sản phẩm cuối cùng cơ sở may mặc (doanh nghiệp sản xuất) chỉ đơn thuần là cắt và may (không bổ sung công đoạn mà trong đó có sử dụng hóa chất như công đoạn làm mềm, nhuộm màu, in hoa, …): Doanh nghiệp thực hiện việc công bố hợp quy, gắn nhãn CR cho các sản phẩm này (sản phẩm cuối cùng) khi đưa ra tiêu thụ trên thị trường Việt Nam. Doanh nghiệp không phải lấy mẫu thử nghiệm.

Trường hợp 2. Quy trình công nghệ sản xuất tạo ra sản phẩm cu

Tại Khoản 3.1.2.1. “Hồ sơ công bố hợp quy” của quy chuẩn QCVN:01/2017/BCT, doanh nghiệp nộp hồ sơ công bố hợp quy trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc cổng thông tin một cửa của Sở Công Thương của tỉnh.

Căn cứ Điều 15 tại Văn bản hợp nhất số 05/VBHN-BKHCN ngày 28 tháng 8 năm 2017 của Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công Thương đã có hướng dẫn:“Sau 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ công bố hợp quy Sở Công Thương có văn bản trả lời doanh nghiệp (đối với trường hợp hồ sơ công bố hợp quy không đầy đủ hoặc không hợp lệ) hoặc đăng tải trên cổng thông tin của Sở (đối với trường hợp hồ sơ công bố hợp quy đầy đủ, hợp lệ)”.

Theo hướng dẫn nêu trên, căn cứ câu hỏi của doanh nghiệp có thể chia thành 02 trường hợp sau:

-Trường hợp 1:Trong 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ công bố hợp quy Sở Công Thương có văn bản trả lời doa

Điều 1 của Quyết định số 765/QĐ-BCT ngày 29 tháng 03 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định danh mục các mặt hàng (kèm theo mã HS) đã được cắt giảm kiểm tra chuyên ngành thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương, được cập nhật và chi tiết hóa đến mã HS 8 số theo Thông tư số 65/2017/TT-BTC ngày 27 tháng 6 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam.

Như vậy, danh mục hàng hóa này là danh mục hàng hóa đã được cắt giảm kiểm tra chuyên ngành khi làm thủ tục thông quan hàng hóa. Theo đó, các tổ chức, cá nhân không phải nộp cho cơ quan Hải quan chứng từ liên quan đến kết quả kiểm tra chuyên ngành đối với các sản phẩm, hàng hóa tại Phụ lục của Quyết định này để thông quan hàng hóa theo quy định của pháp luật hải quan hiện hành.

Mục 3.1 Quy chuẩn QCVN 01:2017/BCT quy định “ Các sản phẩm, hàng hóa trước khi đưa ra tiêu thụ trên thị trường Việt Nam phải được công bố hợp quy phù hợp với quy định tại Quy chuẩn này; gắn dấu hợp quy (dấu CR)”.

Dấu CR gắn trên sản phẩm là dấu hiệu để nhận biết hàng hóa, sản phẩm đã được kiểm tra, chứng nhận hợp quy theo quy định tại quy chuẩn QCVN 01:2017/BCT.

Để có thể mua được sản phẩm đã được kiểm tra, chứng nhận hợp quy (đạt yêu cầu về chất lượng), người tiêu dùng kiểm tra xem sản phẩm đã được gắn dấu CR chưa (nếu có dấu CR tức là sản phẩm đã được kiểm tra, chứng nhận hợp quy; nếu không có thì có thể sản phẩm chưa được kiểm tra, chứng nhận hợp quy), trong trường hợp này người tiêu dùng (người mua) có thể hỏi người bán hàng hoặc chủ của hàng. Người tiêu dùng (người mua) quyết định việc có mua sản phẩm hay không.

Tại 1.3.1 QCVN 01:2017/BCT quy định “Đưa ra thị trường Việt Nam: là việc tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh sản phẩm dệt may thực hiện hành vi mua bán, trao đổi, tiếp thị với tổ chức, cá nhân khác”;

Căn cứ các quy định nêu trên, cho thấy sản phẩm dệt may chịu sự điều chỉnh của QCVN 01:2017/BCT là các sản phẩm thuộc đối tượng phải kiểm tra chất lượng khi đưa ra thị trường Việt Nam, các sản phẩm dệt may để xuất khẩu ra nước ngoài, không thuộc đối tượng điều chỉnh của QCVN 01:2017/BCT, hay nói cách khác các sản phẩm này không bắt buộc phải công bố hợp quy, gắn nhãn CR theo quy định tại Thông tư số 21.

QCVN không quy định cụ thể doanh nghiệp bán (nguyên vật liệu; sản phẩm) hay doanh nghiệp mua phải thực hiện việc hợp quy, công bố hợp quy và gắn dấu CR, việc này do các doanh nghiệp tự thỏa thuận, tuy nhiên phải đảm bảo nguyên tắc các sản phẩm, hàng hóa trước khi đưa ra tiêu thụ trên thị trường Việt Nam phải được cô

1. Tại 1.3.1 QCVN 01:2017/BCT quy định “Đưa ra thị trường Việt Nam: là việc tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh sản phẩm dệt may thực hiện hành vi mua bán, trao đổi, tiếp thị với tổ chức, cá nhân khác”;

Căn cứ các quy định nêu trên, cho thấy sản phẩm dệt may chịu sự điều chỉnh của QCVN 01:2017/BCT là các sản phẩm thuộc đối tượng phải kiểm tra chất lượng khi đưa ra thị trường Việt Nam.

QCVN không quy định cụ thể doanh nghiệp bán (nguyên vật liệu; sản phẩm) hay doanh nghiệp mua phải thực hiện việc hợp quy, công bố hợp quy và gắn dấu CR, việc này do các doanh nghiệp tự thỏa thuận, tuy nhiên phải đảm bảo nguyên tắc các sản phẩm, hàng hóa trước khi đưa ra tiêu thụ trên thị trường Việt Nam phải được công bố hợp gắn dấu hợp quy CR.

2. QCVN 01:2017/BCT không quy định việc miễn kiểm tra và làm công bố hợp quy đối với các sản phẩm, hàng hóa sau 3 lần nhập khẩu liên tiếp và được chứng nhận phù hợp vớ

1. Thủ tục gửi hồ sơ công bố hợp quy đến Sở Công Thương được quy định tại Thông tư 21 (Thông tư là văn bản quy phạm pháp luật). Trong trường hợp Công ty không thực hiện theo quy định của văn bản quy phạm pháp luật (ở đây là quy định về thủ tục công bố hợp quy tại Thông tư 21) sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật.

Hành vi nêu trên sẽ bị xử phạt theo quy định tại Nghị định 119/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 11 năm 2017 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa (cụ thể tại điểm b Khoản 3 Điều 19).

2. Tại mục 4 QCVN 01:2017/BCT quy định: “Trách nhiệm và tổ chức thực hiện”, cụ thể như sau:

- Trách nhiệm của Tổng cục Quản lý thị trường:

Tổng cục Quản lý thị trường có trách nhiệm tổ chức và chỉ đạo Chi cục Quản lý thị trường các tỉnh, thành phố t

Khoản 3.1. QCVN: 01/2017/BCT quy định“Các sản phẩm, hàng hóa trước khi đưa ra tiêu thụ trên thị trường Việt Nam phải được công bố hợp quy phù hợp với quy định tại Quy chuẩn này; gắn dấu hợp quy (dấu CR) …”

Căn cứ quy định nêu trên, kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2019, các sản phẩm dệt may thuộc Phụ lục 1 kèm theo QCVN (trừ các sản phẩm có mã HS 9619), khi đưa ra mua bán, trao đổi, tiếp thị trên thị trường Việt Nam phải thực hiện hợp quy, công bố hợp quy và dán nhãn CR. Nếu sản phẩm đó không đưa ra mua bán, trao đổi, tiếp thị trên thị trường Việt Nam (để xuất khẩu) thì không phải thực hiện hợp quy, công bố hợp quy và dán nhãn CR.

Trong trường hợp cụ thể Công ty đã trao đổi ở trên, cho thấy Công ty không phải thực hiện công bố hợp quy và dán nhãn CR cho vải trước khi đưa hàng ra khỏi nhà máy để giao cho khách hàng. Công ty cần phải có biện pháp quản lý để đảm bảo thông tin Công ty đã cam kết

Từ ngày 01 tháng 01 năm 2019, các sản phẩm dệt may (thuộc Phụ lục 1 kèm theo QCVN), khi đưa ra mua bán, trao đổi, tiếp thị trên thị trường Việt Nam (người dân Việt Nam sử dụng) phải thực hiện hợp quy, công bố hợp quy và dán nhãn CR. Nếu sản phẩm không đưa ra tiêu thụ trên thị trường Việt Nam thì không phải thực hiện hợp quy, công bố hợp quy và dán nhãn CR.

Trường hợp, công ty nhập khẩu hàng hóa sau đó bán cho doanh nghiệp trong khu công nghiệp, chế xuất, việc thực hiện hợp quy, công bố hợp quy và dán nhãn CR tùy thuộc vào mục đích sử dụng sản phẩm:

- Nếu doanh nghiệp trong khu công nghiệp, khu chế xuất mua sản phẩm để sau đó đưa ra tiêu thụ tại thị trường Việt Nam thì các sản phẩm đó phải thực hiện hợp quy, công bố hợp quy và dán nhãn CR;

QCVN không quy định cụ thể doanh nghiệp bán (nguyên vật liệu; sản phẩm) hay doanh nghiệp mua phải thực hiện việc h

Điều 1 Quyết định số 765/QĐ-BCT ngày 29 tháng 3 năm 2019 của Bộ Công Thương (sau đây gọi tắt là Quyết định số 765/QĐ-BCT) quy định “Công bố danh mục các mặt hàng (kèm theo mã HS) đã được cắt giảm kiểm tra chuyên ngành thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương tại Phụ lục kèm theo Quyết định này. Các tổ chức, cá nhân không phải nộp cho cơ quan Hải quan chứng từ liên quan đến kết quả kiểm tra chuyên ngành đối với các sản phẩm, hàng hóa tại Phụ lục kèm theo Quyết định này để thông quan hàng hóa”.

Theo đó, các sản phẩm dệt may (kèm theo mã HS) tại Phụ lục của Quyết định số 765/QĐ-BCT đã được cắt giảm thủ tục kiểm tra chuyên ngành thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương theo Thông tư số 23/2016/TT-BCT ngày 12 tháng 10 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Công Thương bãi bỏ Thông tư số 37/2015/TT-BCT ngày 30 tháng 10 năm 2015 quy định về mức giới hạn và việc kiểm tra hàm lượng formaldehyt và amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhuộm azo trong sản phẩm dệt may.

Thông tư 21/2017/TT-BCT ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về mức giới hạn hàm lượng formaldehy và các amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhuộm azo trong sản phẩm dệt may (QCVN: 01/2017/BCT).

Tại Khoản 3.1. QCVN: 01/2017/BCT quy định“Các sản phẩm, hàng hóa trước khi đưa ra tiêu thụ trên thị trường Việt Nam phải được công bố hợp quy phù hợp với quy định tạiQuy chuẩn này; gắn dấu hợp quy (dấu CR) …”

Hồ sơ công bố hợp quy, trình tự thủ tục công bố hợp quy được quy định tại Phần 3. Quy định về quản lý của QCVN: 01/2017/BCT.