Thứ bảy, 03/05/2025 | 03:25
Trên thực tế, từ thời điểm Hiệp định TPP kết thúc đàm phán vào năm 2015, số dự án FDI vào ngành dệt may đạt kỷ lục 197 dự án với tổng vốn đăng ký gần 2,6 tỷ USD, theo thống kê của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư). Mặc dù có giảm vào năm 2017, FDI vào dệt may sau đó có xu hướng phục hồi, với 146 dự án và tổng vốn đăng ký đạt 1,7 tỷ USD trong 2018.
Theo ông Đức Anh, để tận dụng được tối đa ưu đãi thuế quan từ CPTPP hay EVFTA, doanh nghiệp dệt may của Việt Nam phải hình thành được chuỗi liên kết. Việc này cũng sẽ giúp giảm thiểu tác động tiêu cực khi thị trường biến động, đặc biệt là khi tăng trưởng kinh tế thế giới chậm lại và xung đột thương mại Mỹ - Trung chưa có hồi kết.
Một thách thức lớn khác mà doanh nghiệp Việt Nam phải giải quyết là môi trường. “Dệt may là một trong những ngành có thể gây ô nhiễm môi trường. Nếu muốn phát triển bền vững trong dài hạn, doanh nghiệp nói riêng và toàn ngành dệt may nói chung phải giải quyết vấn đề môi trường, tiết kiệm năng lượng”, Phó chủ tịch VITAS bổ sung.
Việt Nam hiện có khoảng 6.000 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dệt may. Tuy nhiên, số lượng các doanh nghiệp gia công chiếm tới 85%, trong khi doanh nghiệp vải, nhuộm hoàn chỉ chiếm 13%.
Chiều 28/4, tại Hà Nội, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị giao ban xúc tiến thương mại (XTTM) với hệ thống thương vụ Việt Nam ở nước ngoài tháng 4/2025 với chủ đề: Vai trò của hệ thống XTTM và Thương vụ trong bảo vệ và phát triển thị trường xuất khẩu.
02/05/2025