Phê duyệt Chiến lược phát triển dệt may da giày

Ngày 29 tháng 12 2022, Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định 1643/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chiến lược phát triển ngành Dệt May và Da Giầy Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035. Quan điểm phát triển chính của chiến lược lấy xuất khẩu làm mũi nhọn, đồng thời tham gia vào các phân khúc giá trị cao của ngành và nâng cao năng lực cạnh tranh cũng như nguồn nhân lực.

Ngày 29 tháng 12 2022, Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định 1643 QĐ/TTg về việc phê duyệt chiến lược phát triển ngành Dệt May và Da Giầy Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035. Trong chiến lược, quan điểm phát triển chủ yếu bao gồm các điểm chủ yếu sau:

- Tiếp tục lấy xuất khẩu làm động lực tăng trưởng chính cho ngành Dệt May và Da Giầy; tận dụng các Hiệp định thương mại tự do đã được ký kết nhằm đa dạng hóa thị trường xuất khẩu và phát triển thị trường nội địa

- Phát triển khâu thiết kế thời trang, tạo ra các thương hiệu riêng và gia tăng tỷ lệ nội địa hóa trong các sản phẩm thời trang hiện nay

- Phát triển ngành Dệt May và Da Giầy gắn liên với bảo vệ môi trường sinh thái, đảm bảo phù hợp mục tiêu phát triển bền vững và đúng với các cam kết quốc tế

- Phát triển ngành Dệt May và Da Giầy phù hợp với Chiến lược phát triển ngành công nghiệp của Việt Nam; gắn liền với hội nhập quốc tế và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Các bộ, ban ngành như Bộ Công Thương, Bộ Kế Hoạch - Đầu Tư, Bộ Khoa Học - Công Nghệ, Bộ Tài Nguyên và Môi Trường, Bộ Lao động - Thương Binh - Xã Hội được giao nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với chính quyền địa phương các cấp nhằm triển khai, đánh giá và giám sát chiến lược theo từng nhiệm vụ chi tiết được giao trong chiến lược.

Chi tiết vui lòng xem thêm tại file đính kèm